Quantcast
Channel: Cùng Viết Hiến Pháp » Tá Lâm
Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Không đặc quyền, đặc lợi – Trần Trọng Tân (Tá Lâm ghi)

$
0
0

Đảng tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng Quốc hội; không để Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị với những đặc quyền, đặc lợi – nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Trần Trọng Tân nói.

VietNamNet trích đăng phát biểu của ông Trần Trọng Tân tại tọa đàm góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp do tạp chí Cộng sản và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 9/3.

Dân cũng cần có ý thức giám sát Đảng

Hiến pháp tiếp tục xác nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, theo tôi là rất cần thiết, nhưng cũng cần được bổ sung thêm.

Rất cần thiết vì rằng, sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng 8, mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc được thực hiện theo cơ chế chung là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Quyền làm chủ của dân được thực hiện qua việc công dân bầu ra Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất  để quản lý toàn xã hội bằng luật pháp. Quốc hội ban hành Hiến pháp là luật gốc.

Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Trần Trọng Tân. Ảnh: Tá Lâm
Thực tế trong xã hội có lực lượng của nhiều tổ chức chính trị – xã hội như Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội… thì phải có xác định lực lượng nào là lực lượng lãnh đạo. Hiến pháp xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là giao trọng trách cho Đảng trong việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Điều 4 chẳng những xác định vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn là chỗ dựa pháp lý để Nhà nước quản lý tổ chức và hoạt động của Đảng, buộc Đảng lãnh đạo phải tuân theo những điều kiện như trong Hiến pháp nêu như: Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Về phía nhân dân, để giữ cho vai trò lãnh đạo của Đảng được bền vững cũng cần có ý thức về những điều kiện nêu ra ở điều 4 để giám sát việc xây dựng Đảng, buộc Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải tôn trọng Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của dân và do dân bầu ra, không cho phép Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị với những đặc quyền, đặc lợi.

Người chịu trách nhiệm về việc thực hiện điều 4

Các đại biểu Quốc hội do dân bầu ra cũng cần dựa vào điều 4 của Hiến pháp để đấu tranh làm cho Quốc hội tiếp thu và thực hiện đường lối chủ trương đúng của Đảng, đồng thời phải đóng góp ý kiến để Quốc hội phê bình, xử lý kỷ luật khi có dấu hiệu Đảng vi phạm các điều kiện đã được quy định ở Điều 4 của Hiến pháp.

Ngoài việc trình bày sự cần thiết phải xác nhận vai trò lãnh đạo của Đảng như nêu trong Hiến pháp, tôi đề nghị bổ sung vào điều 4 dự thảo thêm một câu: “Tổng bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam là người chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện quy định ở điều 4”.

Liên quan đến đề nghị này, ở chương X, điều 120 (mới) về Hội đồng Hiến pháp cần bổ sung thêm nội dung: “Hội đồng Hiến pháp kiểm tra việc thực hiện quy định ở điều 4 của Tổng bí thư. Khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm, kiến nghị Quốc hội có xử lý kỷ luật thích đáng từ khiển trách, cảnh cáo đến đề nghị Ban chấp hành TƯ Đảng họp bầu lại Tổng bí thư theo một thời gian được quy định”.

Tôi nghĩ rằng, nếu được bổ sung như trên và thực hiện được tốt, uy tín lãnh đạo của Đảng sẽ được nâng cao, nhân dân thêm quý trọng Đảng, vì Đảng lãnh đạo đã tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tá Lâm (ghi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/114063/khong-dac-quyen–dac-loi.html



Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Trending Articles